**Xây dựng chiến lược Kinh doanh (business plan) **
Theo đề xuất của Sếp Nguyễn Tùng Giang, Vân chia sẻ với group mình file tài liệu về Chiến lược KD. Sau file này sẽ có thêm 2 file Excel 1 về phân bổ tài chính; 1 về thiết lập mục tiêu Kinh doanh bằng số để giúp xây dựng mục tiêu.
Vậy nếu theo "luật chơi" của group, tương tác trên 500 thì Vân tiếp tục share 2 file nhé.
Đây là một trong những vấn đề “đau đầu” của các CEO, các chủ doanh nghiệp mỗi độ xuân về. Bên cạnh bộn bề thu chi, lương thưởng cuối năm, hầu hết các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể dành thời gian và tâm trí để xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh như của những doanh nghiệp cỡ lớn hoặc “chuẩn như tư vấn”.
Những câu hỏi mà nhà tư vấn thường được các anh chị chủ doanh nghiệp hỏi là:
– “Ai là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm?” ,
– “Kế hoạch kinh doanh có phải là kế hoạch bán hàng hay không?”
– “Trong kế hoạch kinh doanh có những phần gì?”
– “Ai là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm?” ,
– “Kế hoạch kinh doanh có phải là kế hoạch bán hàng hay không?”
– “Trong kế hoạch kinh doanh có những phần gì?”
Hàng năm, thông thường bắt đầu từ cuối tháng 10, giám đốc Kinh doanh là người sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo dựa trên Định hướng Chiến lược kinh doanh dài hạn (thường là 3 năm) đã được Ban Giám đốc (Và/hoặc HĐQT phê chuẩn từ trước cùng với Chiến lược doanh nghiệp). Bản kế hoạch chiến lược kinh doanh (Business Plan) năm tiếp theo chủ yếu tập trung vào các phần:
– Phân tích hiện trạng: SWOT, Năng lực lõi, sản phẩm lõi, lợi thế cạnh tranh
– Phân tích tình thế doanh nghiệp
– Bản đồ định vị
– Định hướng kế hoạch chiến lược: Định vị, Marketing Mix, Bán hàng, Nhân sự, Tài chính,…
– Phân tích tình thế doanh nghiệp
– Bản đồ định vị
– Định hướng kế hoạch chiến lược: Định vị, Marketing Mix, Bán hàng, Nhân sự, Tài chính,…
Sau đó, các nội dung kế hoạch chi tiết sẽ được trình bày với Ban lãnh đạo công ty, cùng với Trưởng các phòng ban, mỗi phòng ban có trách nhiệm tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động (action plan) của phòng ban mình dựa trên Kế hoạch chiến lược. Sau khi có Bộ kế hoạch Chi tiết của các phòng ban, Ban lãnh đạo công ty có thể hiệu chỉnh lần cuối bộ văn bản Kế hoạch chiến lược rồi ban hành toàn công ty.
Nếu phòng ban nào cũng có kế hoạch chiến lược làm kim chỉ nam cho Action Plan, và được xây dựng từ cuối kỳ hàng năm, sau mỗi tháng/ quý đều có giám sát, đánh giá, hiệu chỉnh; chính là sơ sở giúp cho các chủ doanh nghiệp “giải phóng lãnh đạo”.
Chúc Anh Chị thành công và giúp Doanh nghiệp cất cánh!
2.6-Thanhs-Business Plant Form.docx