Skip to main content
Khởi nghiệp kinh doanh

ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG VỚI CÔNG TY KHỞI NGHIỆP? Mình mới vào group, thấy nhiều gương mặt thân


ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG VỚI CÔNG TY KHỞI NGHIỆP?

Mình mới vào group, thấy nhiều gương mặt thân quen, rất nhiều anh em mình yêu quý và thần tượng, nên cũng có tí chia sẻ với mọi người, coi như là lời chào group !

Mình khởi nghiệp đến giờ là 12 năm, công ty đầu tiên đã bán cho 1 đối tác Nhật, công ty thứ 2 hiện tại đang làm, vẫn đang trên đường chinh phục thị trường Đông Nam Á – Mình là cofounder. Ngoài ra, mình tự tay setup hoặc chung tay với anh em một vài business khác chỉ để kiếm tiền, nó là SMB, mình sẽ không nhắc đến.

Làm startup anh em đều hàng ngày đối diện với rất nhiều thách thức, vốn, sản phẩm, công nghệ, nhân sự, thị trường, hàng hoá v.v… trong môi trường cạnh tranh đầy biến động, nhiều khi chưa kịp ra quyết định việc này thì việc khác cần giải quyết đã lại ập đến. Rất stress.

Góc nhìn của mình khi tham gia xây dựng, điều hành doanh nghiệp, nhất là startup là cần tập trung vào những điều quan trọng và tác động lớn nhất. Với góc nhìn đó, mình đi hỏi rất nhiều các cao thủ, các anh chị đã đầu tư hàng chục công ty khắp Đông Nam Á một câu hỏi duy nhất, câu trả lời sẽ là kim chỉ nam để hướng hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp theo. Rất nhiều câu trả lời, và nhiều góc nhìn khác nhau, tuy nhiên có một góc nhìn mà mình thấy hay nhất nên chia sẻ với mọi người. Rút tỉa lại từ kinh nghiệm & tham khảo thì hai điều quan trọng nhất với startup là khả năng Dự Báo và Ứng Phó.

Nhiều người tranh luận với mình, startup quan trọng nhất phải là sản phẩm, công nghệ, vốn, con người v.v.. Mình không phản đối, nhưng với mình Dự Báo và Ứng Phó nó quan trọng và cần thiết vô cùng.

1. Dự Báo tốt có lợi gì?

– Nhiều người hay nói về chữ “duyên” & “xuân” & “ăn rùa” (tiếng Anh các bạn đọc tài liệu nc ngoài là condition); tất cả những thứ xảy ra mà có phần may mắn với doanh nghiệp theo mình đều phản ánh phần nào khả năng dự báo, hay lập kế hoạch tương lai của doanh nghiệp. Rất nhiều trường hợp, dự báo tốt hơn đối thủ chỉ trong một tình huống sẽ làm cả cuộc chơi thay đổi

Xem thêm  TẠM BIỆT 172 THÀNH VIÊN ĐỢT BÚNG TAY LẦN 5Nhiều bạn phản hồi Ácmin gắt quá, là manager,ceo thì bận

Khả năng dự báo, may thay có thể học & luyện được. Sư phụ của mình, chuyên gia “bốc số”, chỉ cho mình một số “kĩ thuật” để tăng tỷ lệ dự báo đúng.

– Luôn nhìn từ bức tranh lớn. Nhìn xa – trông rộng chính là bước đầu tiên để có thể dự báo đúng những thứ xảy ra

– Lựa chọn những mảng nổi bật. Trong cả một bức tranh lớn thì sẽ có một số chỗ “tín hiệu” nó nổi rõ hơn những chỗ khác, tập trung vào chỗ này.

– Đối chiếu với các số liệu đã có, đã thu thập được. Nếu không hãy đi hỏi ý kiến chuyên gia.

– Thử nghiệm ở quy mô nhỏ hoặc quan sát sự vận động trong một thời gian để đánh giá mức độ “đúng” với giả thiết ban đầu.

– Nếu dự báo đó phù hợp thì cần tập trung ra quyết định và kiên trì với quyết định đó.

…..

Mình đã và đang làm với tất cả những business mình tham gia cùng với phương pháp luận như trên. Thực tế, những gì đang diễn ra đều là những kiểm chứng cho những dự báo và giả thiết đặt ra của mình. Giả thiết có thể sai dẫn đến sự việc diễn ra không theo kế hoạch nhưng việc kiểm chứng và tiếp tục hành động với một giả thiết khác chính là cách để tương lai xảy ra đúng như những gì chúng ta dự báo.

2. Ứng phó.

Chắc nhiều người biết lý thuyết con gián của CEO Google, Sundar Pichai, đại khái nó trong link này (http://www.kienthuckinhte.vn/2017/…/ly-thuyet-con-gian.html…); đi liền với khả năng dự báo chính là việc ứng phó với những thứ diễn ra KHÔNG THEO DỰ BÁO, lúc này việc giảm thiểu thiệt hại hay tăng khả năng “sống sót” chính là nghệ thuật của sự ứng phó. Rất nhiều người lập kế hoạch rất giỏi, nhưng khi ra thực tế, một số điều kiện không diễn ra như kế hoạch làm cho họ lúng túng, chậm phản ứng dẫn đến đổ bể. Nếu khả năng ứng phó tốt, những sự thay đổi sẽ lại trở thành những phép thử dồn dập hơn để nhanh tìm thấy câu trả lời đúng. Làm thế nào để ứng phó tốt?

Xem thêm  Thị trường Campuchia Có gì? (P1) Mình may mắn được gặp anh Giang và group Tăng Trưởng Số và có post

Mình không nghĩ mình đã là người ứng phó tốt, thực tế nhiều tình huống mình cũng bị “đơ”, không biết làm thế nào trước sự thay đổi quá nhanh của hoàn cảnh thực tế, nhưng một vài kinh nghiệm của mình để ứng phó tốt hơn với những tình huống đó:

– Bình tâm suy xét tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Nhiều khi việc dẫn đến bối rối không phải là cái ta thấy ban đầu mà nó ẩn trong một mớ những tín hiệu giả, tìm ra được nguyên nhân gốc rễ giúp việc đưa ra giải pháp đúng hơn, tiết kiệm nguồn lực hơn.

– Xác định mức độ tình huống và các thành phần liên quan, cái này cực kỳ quan trọng để đưa ra giải pháp ứng phó đúng, kiểu "gãi đúng chỗ ngứa, cứa đúng chỗ chứa".

– Tiến hành nhanh, dứt điểm và đánh giá kết quả liên tục với những biện pháp đã làm.

– Luôn có phương án dự phòng. Không bao giờ thừa, thậm chí VÀI phương án dự phòng cũng chỉ là Đủ.

…..

Việc ứng phó, đôi khi là không đủ dẫn đến thiệt hại hoặc thất bại không tránh khỏi, nhưng nếu thiếu các biện pháp ứng phó và kĩ năng ứng phó thì thiệt hại sẽ đến nhanh hơn và nặng nề hơn.

Bất kỳ giai đoạn nào của doanh nghiệp, khởi động, xây dựng mô hình, ổn định, tăng trưởng, tối đa hoá, tái đầu tư v.v.. thì việc dự báo & ứng phó luôn diễn ra hàng ngày, và tác động sâu rộng đến tất cả những hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp.

P/s: Kỳ sau mình có thể viết về góc nhìn của mình về xây dựng đội ngũ, bán hàng hiệu quả hoặc tiếp tục chủ đề về khởi nghiệp – gọi vốn. Tuỳ các bạn quan tâm cái mình sẽ viết tiếp cái đó.

Nguồn