Trong này có rất nhiều ae xài googlesheet hoặc Crm rất bá, mình post bài để tìm thêm câu trả lời
Nhân dịp Nguyễn Minh Quý – chủ tịch Novaon nêu câu hỏi sau và rất nhiều cao thủ vào tranh luận, A1 Digihub tóm lại ý cho ae dễ theo dõi
HỎI:
Tại sao Salesforce – một công ty lấy CRM làm lõi – đạt giá trị 130 tỷ đô, đứng top 5 giá trị trong các doanh nghiệp B2B hàng đầu thế giới,
Mà các doanh nghiệp cung cấp CRM của Việt Nam thì chưa thấy doanh nghiệp nào lớn mạnh (cỡ 100-300 nhân viên hay doanh thu tầm 10-20 triệu $) nhỉ?
TRẢ LỜI
1. Lỗi tại GG sheet : làm đơn giản như Google sheet lại ngon
– vì dân Việt hơi gà công nghệ.
– học sinh đến ĐH vẫn còn giấy bút, kĩ năng làm việc trên máy , hệ thống yếu
– rất nhiều yêu cầu đặc thù của Dn muốn giải bằng Crm rất tốn tiền còn Google sheet lại free
2. Thị trường chưa đủ trưởng thành
– Quy mô thị trường chưa đủ lớn, ngay cả Indo quy mô dân số gấp 3 lần VN cũng chưa thấy công ty SaaS nào triển vọng
– Số lượng engineer chất lượng VN còn rất ít nếu so với US, China, India. Hệ quả là talent sẽ chảy về các công ty consumer trước, như eCom/Fintech/On-demand… bởi giá trị cao hơn (Saleforce chỉ bằng ~1/7 valuation so với Amazon/Google)
– Nếu xét về khía cạnh Go Global thì hiện India đang có lợi thế với số lượng engineers rất lớn, giá hợp lý của họ. Các công ty India như Freshwork, Zoho, Locus… gần đây thấy cũng bắt đầu có hiện diện ở VN
– VN thì mình thấy cũng sẽ dần có những cty SaaS quy mô, có thể ra ngoài khu vực, vd hiện thấy có Misa cũng good. Tuy nhiên dự sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa, trước mắt các công ty tập trung làm tốt phần trong nước ở các trụ lớn cái đã. Rồi cũng cần thời gian để mindset anh em more regional, rồi nghĩ cho khách hàng B2B nhiều hơn ????
3. Quản trị DN ở Việt Nam ko có chuẩn mực nào cả
– Mình đã tự đầu tư vào crm cho cty mình dùng. , sau 2 năm mình phải đập đi làm lại từ đầu vì quy trình cty thay đổi liên tục để phát triển. Càng update tính năng thì càng rối do phần core từ đầu đã đi theo hướng A. Nhưng giờ lại đổi theo hướng B.
– Cty mình trong quá trình phát triển. Đã thay đổi khá nhiều quy trình. Dẫn đến crm cũ ko đap ứng được. Vậy thì việc đi thue 1 crm phù hợp theo thời gian mình nghĩ càng ko thể.
– Doanh nghiệp phải có nhân sự vận hành và quản lý nv làm theo đúng cách của crm. Nên mình chỉ thấy phù hợp với cty to, có hệ thống tốt từ đầu
4. Các giải pháp CRM vn còn chưa ổn
-Từ ý tưởng truyền tải sang cho dev làm ra đúng ý là cả 1 vấn đề rất lớn. Chưa kể dev lởm thì sau 1 chặng đường dài sẽ nhận thêm 1 đống hỗn độn.
– Core: các crm đa phần khá tham lam.
Khi khách hàng đưa ý tưởng cho họ bổ sung thì thường sẽ charge 1 mức phí rất chát vì đó là yêu cầu riêng.
5. Market fit
– Sản Phẩm:
a. Tính năng: thường ta thua vì chỉ nhắm vào yêu cầu chung mà không thấu hiểu nghiệp vụ ở mức tạo ra giá trị cho khách hàng.
b. Phi tính năng: chỗ này có nhiều thứ nhưng có nhiều thứ rất cần, đặt biệt nếu xét từ khía cạnh thị trường nội địa. Nhưng xem ra cả bên phát triển và bên sử dụng vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức.
c. Giá trị cốt lõi: cái này là chỗ mà các doanh nghiệp tự phát triển và kinh doanh sản phẩm CRM theo cá nhân mình ít nắm rõ nhất. Đặc biệt trong thời gian hiện tại, giá trị cốt lõi của CRM đang bị thử thách và dịch chuyển khá nhiều (mấy thứ như DMP, CDP, Big Data bao gồm First và Third Party Data đều dính dáng và ảnh hưởng đến CRM). Cơ bản CRM là công cụ nằm trung gian, giữa Sales và Marketing, là 2 cách mang lại doanh thu sơ cấp chủ yếu cho doanh nghiệp và 2 môn này phát triển không ngừng nên khá thách thức.
– Giá Thành: doanh nghiệp ta đa phần do thiếu khả năng quản lý và hiểu chưa đúng về Marketing và Sales nên nhìn nhận về giá trị của CRM cũng chưa đủ và hoàn cảnh làm cho anh em đều phải "tay không giết giặc ????" nên giá là một vấn đề nhạy cảm, mình thấy nhiều doanh nghiệp lớn cũng tư duy thế này. Làm giá theo phân khúc thì nhà cung cấp khó chuyên môn hóa và scale up còn làm giá thấp quá thì khó sống.
– Thị trường: khúc này theo mình là nan giải nhất. Doanh nghiệp ta làm ăn không giống ai cả nên customize mà theo doanh nghiệp thì chắc chết mà tư vấn để họ hoàn thiện thì như là mơ giữa ban ngày, tìm giải pháp chính giữa có vẽ là 1 việc khôn ngoan nhưng càng làm sẽ thấy càng bị kéo tuột theo khách hàng. Cho nên mấy thứ trên có ngon tới cỡ nào cũng không theo nổi. Các sản phẩm lớn và tốt của thế giới khó vào nhà ta cũng do vậy. Nói chung nhiều khi làm tại VN bán ra thế giới, chịu cạnh tranh về 1 và 2, còn dễ phát triển hơn là ở sân nhà.
– Triển khai vận hành: cái khó nhất để bán tiếp được sau khi chốt hợp đồng là triển khai, nói chung người dùng ta phần nhiều đề kháng cách làm việc hệ thống. Nó đi từ trong máu thịt đi ra và khó đổi. Việc này cũng chẳng có gì lạ, cả thế giới vốn như vậy, nhưng ta bị vấn đề là khó thay đổi. Lý do, thay đổi của các đồ chơi loại này (cả mấy thứ như DMP, CDP, Big Data, … đều thuộc hoạt động Digital Transformation) cần thay đổi cao nhất ở mức văn hóa vận hành đi từ commitment cao nhất của lãnh đạo đến xuống từng cá nhân kể cả lãnh đạo cho đến từng nhân viên. Ngày nay thế giới đã thấm nhuần khái niệm work-life integration (cơ bản của Digitalization) thì ta vẫn cứ say sưa với work-life balance ???? và tối ngày cứ đao to búa lớn dọa nhau bằng những từ chuyên môn mà thiếu sự thấu hiểu và kỹ năng sử dụng chuyên sâu. Nếu user không sử dụng được công cụ theo cách hiệu quả nhất, kết quả không ra. Toàn sự đầu tư vào hệ thống sẽ phí hết.
– Kinh doanh: doanh nghiệp Việt theo mình thấy cho dù lớn hay nhỏ, đa phần scale up dựa trên know who và thị trường VN cũng khá đặc thù về know who. Nhìn vào sẽ thấy các bên kinh doanh tốt chưa hẳn là có năng lực cung cấp sản phẩm tốt (mình nói đến mức đủ khả năng giúp khách hàng thành công). Nên nếu làm thị trường thành công ở VN chưa chắc vươn ra thế giới được, vì cái giá của việc kinh doanh được bóp méo toàn bộ các thứ trong 1 2 3 4 ở trên ???? Hơn nữa, ngành nào cũng gần như thế, CRM cũng vậy, doanh nghiệp nước ngoài và sector nước ngoài chiếm gần như phần lớn thị trường. Anh em ta gần như chém nhay mỗi ngày trong cái ao nhỏ còn lại. Chỗ này cũng khá nan giải.
6. Thấu hiểu thị trường
Giải quyết được góc nhìn KHÁCH HÀNG mới là LỜI GIẢI:
THỜI ĐIỂM? TỐT? RẺ? BỀN? DỄ SỬ DỤNG?
Mỗi TỪ để định nghĩa nó là tỷ thứ của con voi. Cá nhân quan sát thị trường VN thì Lý do lớn nhất (1) là chưa ĐÚNG THỜI ĐIỂM (2) SP tệ (3) Được mỗi Rẻ (4) Bền ý là khả năng dùng lâu dài đi cùng DN – tệ (5) DỄ SỬ DỤNG – Dxll DỄ SỬ DỤNG.
CƠ HỘI CÓ KHÔNG?
2 trang trong bản báo cáo hàng năm của Salesforce cho thấy
– doanh thu ở toàn châu á mới chiếm 10% tổng doanh thu
– Doanh số về Thuê dịch vụ là >90%. Trong này, bán mới được đâu đó 20-60% (đoán mò), còn lại là tập khách hàng “sẵn có” ngại thay đổi(?!)
– Chi phí bán hàng của họ khá cao (50%).
Một số crm Việt đã lên được con số hàng ngàn khách trả phí: Getfly, Crmviet, onlinecrm…Thị trường tầm 500k DN, nhân với 10tr tiền crm mỗi năm , tốc độ tăng trưởng 30% thì rõ ràng là đại dương xanh