BÀI HỌC ÁP DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TỪ TRẬN CẦU ĐINH VIỆT NAM VỚI MALAYSIA
Thưa các bạn, một tuần qua truyền thông nói rất nhiều về trận cầu đinh giữa Việt Nam & Malaysia vào ngày 10/10/2019.
Huấn luyện viên Park Hang Seo đang đau đầu để giải quyết trận này cũng như các trận đấu kế tiếp tại vòng bảng Worldcup. Tôi xin chia sẻ bài học mà bản thân rút ra từ trận cầu này, đem áp dụng vào phát triển Doanh nghiệp bền vững như sau:
1. Hiện Việt Nam là đội vô địch Đông Nam Á, các đối thủ rất cẩn trọng khi đấu với ta, họ không xem thường và chủ quan. Áp lực rất lớn lên đội tuyển Việt Nam.
>> Áp dụng vào Doanh nghiệp: Khi Công ty bạn bắt đầu phát triển sau 3-5 năm ra đời, khi đó bạn đã dần có thương hiệu và vị thế tại thị trường áp lực cạnh tranh lúc đó rất lớn, mọi đối thủ đã nhận ra bạn.
2. Các miếng chiến thuật, sở trường và tâm lý của các cầu thủ chủ chốt của Đội tuyển Việt Nam đều bị đối thủ nghiên cứu kỹ lưỡng, có biện pháp đối phó. Họ đã thuộc lòng cách đánh của Việt Nam. Huấn luyện viên Park Hang Seo phải đưa ra chiến thuật mới, nhân tố mới để đánh gục đối phương.
>> Áp dụng vào Doanh nghiệp: Đối thủ của bạn biết quá rõ về bạn à bạn phải sáng tạo, đột phá, phát huy các điểm mạnh của bạn, đưa thêm các điểm đột phá mới. Đó chính là các giá trị cốt lõi và năng lực cốt lõi của Doanh nghiệp bạn (điều mà bạn làm giỏi nhất, đối thủ chính không bắt chước được).
3. Huấn luyện viên phải đảm bảo sự cân bằng của các tuyến: tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ, thủ môn, … giữa đội hình chính và đội hình dự bị kể cả quân bài “siêu dự bị” .Tránh gây hậu quả nghiêm trọng bị thất bại.
>> Áp dụng vào Doanh nghiệp: Bạn là CEO cũng phải xác định cách quản lý cân bằng giữa các hoạt động trọng yếu trong Doanh nghiệp để đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho Công ty bạn. Bố trí nguồn nhân lực đảm bảo đúng người đúng vị trí và chuẩn bị lực lượng kế thừa
4. Huấn luyện viên phải phân tích các rủi ro, mối nguy của các vị trí, từ đó xác định được rủi ro nào là lớn nhất để có kế hoạch phòng ngừa. Điều này tôi tin huấn luyện viên Park Hang Seo cực giỏi.
>> Áp dụng vào Doanh nghiệp: CEO cũng phải giỏi phân tích rủi ro để đảm bảo hiệu quả tối đa các nguồn lực quý hiếm và giới hạn để tạo ra hiệu quả cao nhất.
5. Huấn luyện viên phân tích các dữ liệu của mình, của đối thủ, của chiến thuật, chiến lược mới trên Thế Giới, các quy định của FIFA, … Chúng ta thấy hiện nay một trận đấu có rất nhiều thống kê từ môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hướng gió… tới khả năng sút phạt từ xa của đội bóng khoảng bn mét, thuận chân trái hay phải, xác suất đá vào điểm nào của khung thành… tức là phải hiểu rõ bối cảnh để đưa ra các đấu pháp hợp lý, phải đảm bảo tuyệt mật, nhưng đồng thời lại triển khai rõ ràng trong đội để các cầu thủ luyện tập và thực thi.
>> Áp dụng vào Doanh nghiệp: Là CEO bạn cũng phải phân tích dữ liệu, phải hiểu rất rõ bối cảnh, từ đó đưa ra các mục tiêu, chiến lược dài hạn cũng như ngắn hạn. Với một thời đại thông tin dữ liệu rất nhiều, nhưng bạn phải biết lựa chọn đâu là dữ liệu tin cậy, kịp thời và chính xác vừa đủ cho việc ra một quyết định. Bảo mật thông tin triển khai rõ ràng và minh bạch đến tất cả các cấp và các Nhà cung cấp và các bên liên quan để cùng nhau thực hiện mục tiêu và chiến lược.
6. Huấn luyện viên đưa ra các mục tiêu của trận đấu trước mắt (mục tiêu ngắn hạn) và định hướng các trận cho các năm kế tiếp (mục tiêu trung hạn và dài hạn). Mục tiêu cuối cùng là các tỉ số, số điểm cần đạt. Và để thực hiện được điều này từng vị trí sẽ được giao các nhiệm vụ cụ thể và có các chỉ tiêu phải hoàn thành, ví dụ đội bóng phải kèm chết tiền đạo nào, phải tập trung vào lúc cuối hiệp, số thẻ phạt để đủ đội hình cho trận sau… Các chỉ số phải cân bằng liên kết với nhau để đạt được mục tiêu về tỉ số và điểm số.
>> Áp dụng vào Doanh nghiệp: CEO phải thiết lập các mục tiêu và bộ chỉ số cân bằng để đo lường hiệu quả của Doanh nghiệp, đó chính là kết quả:
(1) Kết quả tài chính.
(2) Kết quả về khách hàng.
(3) Kết quả về sản phẩm.
(4) Kết quả về quá trình.
(5) Kết quả về nguồn nhân lực.
Còn nhiều nữa các bạn, ví dụ Huấn luyện viên phải lựa chọn cầu thủ từ rất nhiều nguồn để xác định được những người phù hợp với chiến lược, chiến thuật của mình (lựa chọn nhân tài). Doanh nghiệp các bạn cũng thế,…
Đội tuyển Việt Nam của chúng ta may mắn có được vị Huấn luyện viên Hàn Quốc tài giỏi (tại thời điểm này), đã áp dụng các tinh hoa của Thế giới vào Việt Nam, đã đem lại kết quả ấn tượng.
Có quá nhiều việc phải làm đúng không các bạn. Ta không biết cách là rối loạn đội hình của Doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn Doanh nghiệp của bạn đang phát triển. Điều đó có thể dẫn đến kết quả thảm hại nếu ta thiếu hiểu biết về quản lý và lãnh đạo. Các bạn an tâm, để giải quyết cân bằng và đồng bộ các khía cạnh của Doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững, người Mỹ đã đưa ra một mô hình rất tuyệt vời phù hợp với mọi loại hình Doanh nghiệp, mọi quy mô. Mô hình tuyệt hảo Malcolm Baldrige đề cập đến 7 khía cạnh mà CEO phải chỉ huy, tập trung thực hiện gồm:
1. Vai trò của Lãnh đạo tổ chức.
2. Chiến lược hoạt động.
3. Chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường.
4. Đo lường, phân tích và quản lý tri thức.
5. Quản lý, phát triển nguồn nhân lực.
6. Quản lý quá trình hoạt động.
7. Kết quả hoạt động.
????
Mô hình này được hầu hết các nước trên Thế giới áp dụng. Đặc biệt tại Hàn Quốc, mô hình được xây dựng cụ thể theo điều kiện của Hàn Quốc giúp các Doanh nghiệp SME áp dụng rất hiệu quả (mô hình này cứ 2 năm cập nhật một lần, để theo đúng xu hướng thay đổi Thế Giới, hiện nay là phiên bản 2019-2020). Cũng quá dài, tôi xin tạm ngưng ở đây, tôi sẽ chia sẻ vào các phần kế tiếp.
Chúc đội tuyển của chúng ta hôm nay ngày 10/10/2019 thắng lợi Malaysia.
“Việt Nam vô địch”.
Trân trọng kính chào!
Trần Đình Cửu