Skip to main content
Khởi nghiệp kinh doanh

ỨNG DỤNG KPI CHO CHUỖI BÁN LẺ – Phần 2 2.4. KPI giá trị trung bình của hóa đơnCách tính: Tổng doanh


ỨNG DỤNG KPI CHO CHUỖI BÁN LẺ – Phần 2

2.4. KPI giá trị trung bình của hóa đơn
  • Cách tính: Tổng doanh thu/ tổng số hoá đơn
  • Ví dụ: Cửa hàng đạt 500 triệu /tháng, bán được 100 hoá đơn, như vậy trung bình mỗi đơn hàng khách hàng mua khoảng 5 triệu
  • Tần suất đo: Theo ngày/ tuần
  • Chịu trách nhiệm đo: Sale
  • Thẩm định thông tin: Kế toán
=====> Ý nghĩa: Nó là chỉ số đánh giá hiệu quả của các hoạt động:
  • Ngân sách khách hàng sẵn sàng chi trả cho mỗi lần mua hàng là bao nhiêu?
  • Chính sách upsell, cross-sell, đóng gói combo đã hợp lý chưa?
  • Cải thiện giá trị trung bình đơn là cách tốt nhất để tăng doanh thu mà chi phí bỏ ra sẽ không đổi.
  • Đôi khi việc giảm giá một sản phẩm sẽ kéo theo việc bán được thêm một sản phẩm khác.
  • Hãy theo dõi chỉ số này thường xuyên & đưa ra những quyết định sáng suốt cho cửa hàng của bạn.
2.5. Hệ số quay vòng hàng tồn kho
  • Số lần hàng hoá trong kho hàng được bán ra trong 1 khoảng thời gian nhất định
  • Tần suất đo: Hàng năm
  • Chịu trách nhiệm đo: Sale
  • Thẩm định thông tin: Kế toán/ tài chính
====> Ý nghĩa: Đưa ra các quyết định quan trọng liên quan tới hàng hoá: Bao lâu cần bổ sung thêm hàng? Hàng trong kho có đủ bán không hay thừa?…
2.6. Số lượng hoá đơn/ giao dịch
  • Cách tính: Tổng hợp số lượng hoá đơn / giao dịch phát sinh
  • Ví dụ: 200 hoá đơn / tháng
====> Ý nghĩa: Sử dụng chỉ số này để điều chỉnh:
  • Chiến thuật marketing tại điểm bán: Có nên áp dụng các chương trình promotion để thúc đẩy gia tăng giao dịch?
  • Dịch vụ CSKH và trải nghiệm khách hàng: Có đủ hấp dẫn?
  • Điều phối NVBH: Cửa hàng cóđủ bận rộn không?Cửa hàng A có cần nhất thiết phải đủ người như các cửa hàng khác không nếu lượng giao dịch chỉ bằng 1/3?
2.7. Doanh số bán hàng trên m2 (SPSM)
  • Tần suất đo: Hàng tháng
  • Chịu trách nhiệm đo: Phòng Kinh doanh / cửa hàng trưởng
  • Thẩm định thông tin: BP Kế toán / Tài chính
  • Công cụ đo: Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Nhanh hạch toán lãi / lỗ / doanh thu thực tế thông qua hệ thống báo cáo sẵn có trên Nhanh và đối chiếu với diện tích cửa hàng để ra chỉ số cần tìm
  • Ví dụ: Bạn có 2 cửa hàng cùng diện tích; chỉ số SPSM của cửa hàng A thấp hơn cửa hàng B thì có thể do:
====> Ý nghĩa: Đo lường hiệu quả việc sử dụng không gian bán lẻ & tài sản đầu tư.
  • Việc thiết kế bố trí quầy kệ trưng bàycửa hàng A chưa hợp lý
  • Cơ cấu sắp xếp hàng hoá có vấn đề
  • Nhu cầu tiêu dùng tại khu vực thấp hơn
  • Lưu trữ hàng tồn kho chưa hợp lý
  • Các chương trình xúc tiến thương mại chưa hiệu quả

3. Cách ứng dụng KPI vào quản lý bán lẻ

  1. Theo dõi sự khác biệt KPI giữa các nhân viên, các cửa hàng / các khoảng thời gian để tìm ra những nhân viên / cửa hàng làm tốt, cách làm nào tốt
  2. Thử thay đổi các yếu tố/ hoạt động của cửa hàng tác động để xem KPI có thay đổi không
  3. Nhân bản (đưa vào áp dụng rộng rãi) các phép thử hiệu quả, loại bỏ các phép thử không hiệu quả
  4. Quy trình hóa (Tài liệu hóa) mọi hoạt động đã thực hiện 1 thời gian đủ dài & chứng tỏ hiệu quả
  5. Duy trì thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, cải tiến liên tục
Về phần mềm để quản trị mọi KPI trên thì có nhiều sự lựa chon nhưng ácmin thấy Nhanh khá tối ưu AE có thể test thử :
https://nhanh.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang-online?refcode=2505

Nguồn

Xem thêm  HOME | Workshop Mắt Bão